Hiện nay mô hình kinh doanh nuôi yến sào đang dần trở nên phổ biến và rộng rãi hơn. Kỹ thuật nuôi yến sào như thế nào để có thu được các thành phẩm là tổ yến chất lượng nhất. Hãy cùng Winsky tìm hiểu về kỹ thuật nuôi yến sào qua bài viết sau đây.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi yến sào
Nuôi yến sào đem lại nguồn thu nhập rất đáng kể cho người nuôi có nhiều người rất thành công nhờ lĩnh vực này. Song song đó có cũng rất nhiều người thất bại. Tất cả là đều nhờ kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều giải pháp có thể khắc phục nhưng quan trọng ở sự quyết tâm của người nuôi để có được kỹ thuật nuôi yến sào tốt nhất.
Không có việc gì là khó nhưng cũng không có việc gì là quá dễ dàng. Chỉ cần hiểu được tập tính và bản chất của loài chim yến và tóm tắt được kỹ thuật nuôi yến sào. Kỹ thuật nuôi yến sào cũng bao gồm trong đó sẽ có những điều kiện cần và đủ và các yếu tố từ môi trường xung quanh để tạo nên sự thành công cho người nuôi.
Đặc điểm của loài chim yến
Để nắm rõ được kỹ thuật nuôi yến cũng như là chăm sóc yến để thu được thành quả tốt nhất nên nắm rõ được những thông tin tập tính của yến ví dụ như điều kiện sống hay môi trường sống,…
Chim yến không chỉ có một loại mà còn có rất nhiều loại, với mỗi loại đều mang một nét riêng và tập tính riêng. Trước khi bắt tay vào nuôi cần xác định giống yến cần nuôi và hiểu rõ về loài chim yến này. Để có được thành quả tốt nhất cần phải bỏ công sức và đam mê luôn không ngừng trau dồi bản thân kiến thức để có được nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm: Cách nhận biết yến sào thật – Bạn không nên bỏ qua!
Làm nhà nuôi yến
Từ xưa yến sinh sống trong các hang động và vách đá không được nuôi trong các nhà như bây giờ. Vì vậy cần học các kỹ thuật nuôi yến sào để xây dựng các nhà nuôi yến giống với môi trường sống tự nhiên của chúng nhất.
Không nhất thiết phải xây dựng ở một nơi nào đó nhất định, bạn có thể xây dựng tại một mảnh đất trống tại nhà mình. Điều quan trọng trong việc xây nhà nuôi yến một trong những kỹ thuật nuôi yến sào đó là phần diện tích và cách thiết kế của ngôi nhà. Với mỗi tầng phải có chiều cao ít nhất là 2m và có các khoảng thông tầng.
Giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn nhằm tạo sự tự nhiên giống như môi trường bên ngoài. Giữ được khoảng không gian thoáng đãng cho yến và nên xây ít nhất 2 tầng sẽ tăng tỷ lệ thành công cao hơn.
Nhiệt độ cho nhà nuôi
Yến sống môi trường có độ ẩm cao khoảng 75 – 90% với nhiệt độ phù hợp nhất là từ 27 – 29 độ. Nhờ các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm chúng ta có thể kiểm soát được thông số này đây là một trong những kỹ thuật nuôi yến sào.
Nếu ban đầu xây dựng nhà yến thông thoáng với chiều cao hợp lý thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Xây nhà yến nên chọn hướng có thể hứng được gió thì sẽ luôn giữ được nhiệt độ mong muốn. Đối với nhiệt độ chỉ cần thấp các bóng đèn kết hợp với ánh sáng tự nhiên thì yến có thể thích nghi và trú ngụ lâu dài.
Dẫn dụ chim về làm tổ
Kỹ thuật nuôi yến sào tốt nhất đó chính là lắp đặt âm thanh và đây cũng là cách phổ biến nhất. Sử dụng loa để có thể phát ra được tiếng chim vọng xa để chim yến có thể nghe và quay về. Kỹ thuật nuôi yến sào quan trọng nhất đó chính là có thể nuôi và chúng có thể xem đây là nhà của mình.
Để cho yến có thể ở được dài lâu thì cần trang bị các thiết bị âm thanh. Âm thanh cũng cần phải thay đổi theo mùa để có thể giống nhất cho từng thời điểm. Và cần đầu tư thêm phần hệ thống phun sương và phun hoá chất.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc loài chim yến
Khi đầu tư kinh doanh bất kì lĩnh vực nào cũng sẽ khá tốn kém, thì nuôi yến cũng giống như vậy. Khác với môi trường tự nhiên tất cả việc xây dựng nhà yến hay lắp đặt các trang thiết bị đều phải được chim yến hài lòng. Kỹ thuật nuôi yến sào rất quan trọng phòng tránh cho chim yến bị bệnh như chân bị đỏ và sưng tấy.
Tổ yến cũng giống như con người nếu ít vận động sẽ rất dễ bị bệnh, sẽ có nhiều vi khuẩn ve xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của yến. Vì vậy khi nuôi yến cần có các kỹ thuật để phòng và chữa bệnh cho chúng. Từ đó sẽ có những thành phẩm chất lượng là điều đương nhiên.
Xem thêm: Cho con bú ăn yến sào được không – Tìm lời giải đáp
Chim yến sinh sản và thu hoạch tổ
Đối với loài chim yến chúng sẽ sinh sản theo mùa, vào mùa xuân tháng 1 đến tháng 3 chim yến sẽ đẻ trứng. Yến sẽ làm tổ để ấp trứng sâu khoảng từ 25 – 30 ngày trứng sẽ nở thành con. Chim non nở ra sẽ không có lông ngay sau khoảng 5 ngày lông sẽ bắt đầu mọc, 45 ngày sau chim yến mới biết bay. Đây chính là lúc thích hợp để gia tăng lượng yến đang nuôi.
Sau khoảng thời gian này mới chính là lúc thu hoạch tổ yến, để tổ yến ở một nơi khô ráo sau khi đã thu hoạch được. Quá trình nuôi yến khá cực nhọc và kỹ công vì vậy cần có những kỹ thuật nuôi yến sào để có kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Cách nấu súp yến sào dễ làm tại nhà đơn giản, nhanh chóng, bổ dưỡng
Xây dựng nhà nuôi yến
Để nuôi được loài chim này cần có nhiều công đoạn khác nhau để có thể xây dựng tốt nhất.
Khảo sát địa điểm nuôi yến
Tập tính của chim yến là sống theo bầy đàn, trước khi nuôi chim yến cần nên khảo sát trước. Khảo sát tổng quan về thời tiết của khu vực (bao gồm không khí, nhiệt độ và độ ẩm), vị trí, nguồn thức ăn, độ cứng của đất, mật độ xây nhà yến và chu kỳ của giông bão,…
Chọn vị trí thích hợp
Trước khi xây dựng ở nơi nào bạn nên khảo sát dựa theo 2 yếu tố sau:
- Khu vực này có nhiều chim yến hay không
- Hướng bay của chim yến xuất phát từ đâu, nếu có thể cùng chung với hướng kiếm thức ăn thì là điều hoàn toàn tốt.
Vị trí thiết lập nhà yến tốt nhất là đối diện hướng bay của chúng, để có thể đoán đàn chim vào nhà một cách thuận tiện nhất. Nếu xét về yếu tố thổ nhưỡng đất đai sẽ rất khó có thể thay đổi, nên việc thay đổi được hướng nhà phù hợp sẽ giúp giải quyết được phần nào nhưng cần phải có kỹ thuật nuôi yến sào cao.
Kỹ thuật làm nhà yến
Đối với loài động vật sống tự nhiên và hoang dã như chim yến chúng ta cần phải xây nhà đúng kỹ thuật. Đây cũng là một trong các yếu tố để biết được có nuôi yến được hay không và một số yếu tố khác như diện tích, nhiệt độ, độ ẩm hay ánh sáng,… là những điều kiện tốt nhất để phát triển và sinh sống.
Kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà đòi hỏi phải có trình độ rất cao và nghiêm ngặt. Các thiết bị nuôi yến cũng cần phải chất lượng.
Diện tích xây nhà
Vì chim yến sinh sống và làm tổ trong những hang động lớn nên kỹ thuật làm nhà yến bạn cần xây nhà có kích thước cao từ 10 – 20m so với mắt bằng và từ 100m2 trở lên. Những nhà yến có diện tích phổ biến hiện nay là 5x20m có 3 sàn và cao 15m.
Tùy theo điều kiện người nuôi mà nhà yến có thể lớn hoặc nhỏ. Các hang có diện tích lớn thì yến sẽ thích hơn và làm tổ sinh sản nhiều hơn.
Độ cao nhà yến
Độ cao cũng chính là yếu tố quan trọng đối với kỹ thuật nuôi yến sào, ít nhất tối thiểu độ có phải từ 5.5 – 6m có độ cao càng cao càng tốt. Nếu xây dựng nhà yến cao thì việc điều hoà không khí cũng như phân chia tầng sẽ được dễ dàng và tốt hơn.
Tuỳ vào khả năng tài chính của người nuôi và địa thế môi trường xung quanh. Trong vòng 3 -5km gần đây có nhà yến hay không? Và họ xây cao bao nhiêu? Còn đối với xung quanh không có nhà yến thì xung quanh đó có đồng ruộng hay có nhiều cây cao.
- Đối với xung quanh không có nhà và chỉ có đồng ruộng nhiều thì có thể xây thấp 1 hoặc 2 sàn với chiều cao từ 7 -10m.
- Nếu xung quanh có nhiều nhà yến cao hãy xây ít nhất là cao bằng để có được lợi thế cạnh tranh.
- Xung quanh không có nhà yến và có nhiều cây cối cao thì có thể xây thấp vì chim yến bay xa để kiếm thức ăn.
Kích thước làm tổ và miệng hang
Đối với mỗi căn phòng nuôi yến sẽ có các kích thước 4x4m, 5x5m với chiều cao là 2 – 3m, sàn 1 hay sàn trệt thường 3 – 4m.
Điều kiện để phát triển số lượng chim trong nhà chính là vị trí các lỗ để chim bay ra bay vào. Kích thước thông thường của các lỗ sẽ là 30x30cm, 40x60cm, 60x60cm,… Và còn tuỳ theo số lượng của bầy đàn theo tương lai hoặc có thể theo từng giai đoạn để có được thiết kế phù hợp. Việc bố trí hệ thống âm thanh tại các miệng hàng hay tại các phòng cần có kỹ thuật cao, am hiểu về âm thanh của yến và dẫn dụ được yến.
Các mô hình nuôi yến phổ biến
- Nhà yến kiên cố
- Nhà yến kết hợp nhà ở
- Núi chim yến nhân tạo
- Nhà yến kết hợp với nhà ở sân vườn
- Nhà nuôi yến kết hợp với ấp nở nhân tạo
- Nhà nuôi tiền chế
- Trang trại nuôi yến
Tạo điều kiện môi trường cho yến
Đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nhà nuôi yến không được quá cách biệt với nhiệt độ tự nhiên. Nếu ngoài trời có nhiệt độ từ 20 – 25 độ thì nhiệt độ nhà nuôi yến nên ở khoảng 27 độ như vậy khi chim yến bay ra bay vào sẽ không bị sốc nhiệt. Nếu ngoài trời có nhiệt độ cao hơn khoảng 35 độ thì trong nhà yến phải giữ được nhiệt độ là 31 độ. Đối với nhiệt độ trong nhà không được thay đổi qua 3 đơn vị dù là thời tiết nào.
- Ánh sáng: Tiêu chuẩn nhất là 0,02 – 0,6lux
- Độ ẩm: Cần giữ ở mức 75 – 90% cũng giống như nhiệt độ không được tăng quá 3 đơn vị.
- Không khí: Gió chỉ nên vừa đủ không nên thổi quá mạnh, nhất là vào những ngày giông bão, mưa to,…
Xử lý và tạo mùi nhà yến
Nhà yến mới xây dựng cần nên khử mùi xi măng hay mùi sơn nước trong khi xây dựng. Đây là bước quan trọng nhất để có thể thu hút chim yến về nhà. Sau bước khử mùi thì bước tạo mùi cũng rất quan trọng mùi giúp có thể hấp dẫn yến thu hút ở lại. Đây đều là những mùi đặc trưng quen thuộc đối với chim yến từ khi ra đời cho đến lớn.
Âm thanh nhà yến
Âm thanh phù hợp có thể rút ngắn được thời gian dẫn dụ yến về nhà. Cần có những âm thanh phù hợp đây là cũng là một trong những kỹ thuật nuôi yến sào quan trọng.
Lời kết
Kỹ thuật nuôi yến sào đã được tổng hợp lại qua bài viết trên, yến sào Đà Nẵng Winsky được nuôi tại môi trường tốt nhất. Sản phẩm tại Winsky đều muốn nâng cao sức khoẻ của người dùng. Cung cấp những loại dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ phù hợp với nhu cầu người sử dụng, Winsky luôn đặt cái tâm của mình lên hàng đầu.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ WINSKY
- Địa chỉ: Lô 11 Khu B 2-9 , khu đô thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
- Liên hệ: 0913 463 478
- Email: winsky.vn@gmail.com
- Website: https://winsky.vn/
- Fanpage: Yến sào Winsky